Mẹo hay: Trứng – Thực phẩm vàng trong thực đơn của bé

Trứng – Thực phẩm vàng trong thực đơn của bé

- Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại phân bố với tỷ lệ cân đối, do vậy trứng được coi là thực phẩm vàng trong thực đơn của trẻ.

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormone. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối.

Thành phần dinh dưỡng của trứng

Bất kể trứng nào thì vỏ trứng cũng chiếm khoảng 10% trọng lượng, lòng trắng chiếm khoảng 6% và lòng đỏ chiếm 30%. Thành phần chủ yếu trong lòng trắng trứng là protein nhưng vì nước chiếm tương đối nhiều nên hàm lượng protein thực trong đó chỉ chiếm khoảng 10% mà thôi.

Trong khi đó protein trong lòng đỏ lại chiếm khoảng 14%. Riêng hàm hượng lipit lại chiếm khoảng 11 – 15%, trong đó 60% là axit béo không bão hòa và nó nằm toàn bộ trong lòng đỏ trứng, còn lòng trắng thì hầu như không chứa lipit.

Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa tan; Còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, loại nào bổ hơn?

Trứng – Thực phẩm vàng trong thực đơn của bé

Thành phần dinh dưỡng trong trứng luôn bao gồm protein, lipit, gluxit, nhiệt năng, canxi và sắt. Nhiều cha mẹ phân vân và cho rằng trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng gà, vịt, thậm chí là trứng ngỗng, tuy nhiên sự thật là cả 3 loại trứng này có hàm lượng dinh dưỡng và nhiệt năng tương đương nhau.

Trứng không nên nấu chung với thực phẩm nào?

Câu trả lời là sữa bò, sữa đậu nành. Lý do là khi cho vào nấu chung, bao giờ hai loại sữa này cũng sôi trước trong khi trứng chưa kịp chín. Lúc này các loại khuẩn gây bệnh, đặc biệt là Salmonello – trực khuẩn đại tràng – sẽ thâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh dạ dày và ruột cấp tính.

Hơn nữa, lòng trắng trứng chưa chín có chứa chất aridin và antityptase. Aridin kết hợp với chất biotin khiến cơ thể không thể hấp thu được biotin. Trong khi đó antityptase có thể phá hoại chất trypsin của đường ruột, cản trở phân giải protein và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.

Nếu đun quá lâu thì protein trong sữa sẽ bị trào ra, đóng cặn rất phí. Cho nên cách tốt nhất là nên đun riêng 2 thứ. Và cha mẹ cần lưu ý là nên cho bé ăn trứng đã nấu chín kỹ vì lúc này protein, một chất vốn có kết cấu chặt chẽ trong trứng trở nên xốp lại, dễ tiêu hóa hơn.

Trẻ em nên ăn trứng như thế nào?

Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại phân bố với tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng, một tuần chỉ nên cho trẻ ăn 3 lần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo. Với trẻ trên 7 tháng, mỗi ngày có thể cho ăn một quả trứng gà hoặc trứng vịt, hoặc 4 quả trứng chim cút.

Trứng – Thực phẩm vàng trong thực đơn của bé

Trong lòng đỏ trứng gà (vịt) chứa khá nhiều chất béo và cholesterol. Mỗi quả trứng (trung bình 17g) chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa. Cơ thể không nên hấp thụ quá 300 mlg cholesterol mỗi ngày. Nếu chỉ cần ăn hai lòng đỏ trứng mỗi sáng đã vượt xa lượng cholesterol được phép hấp thu, chưa kể các nguồn thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày. Vì thế, các bậc cha mẹ đang có nhu cầu bồi bổ sức khỏe cho con không cần thiết là ngày nào cũng phải cho bé ăn trứng. Tốt nhất không nên ăn quá 3  lòng đỏ trứng gà mỗi tuần, còn lòng trắng trứng thì có thể không hạn chế vì rất tốt đối với sự rắn chắc, phát triển cơ bắp.

Mạng Xã Hội
Mạng Xã Hội
Danh mục
Xem nhiều nhất trong tuần